Nghi môn và sân Đại Triều nghi

Nghi môn và Sân Đại Triều Nghi

Nghi Môn và Sân Đại Triều Nghi là những công trình nằm trên trục chính của Đại Nội Huế. Có vài trò nhất định trong tổng thể chức năng của Đại Nội. Cùng Cố đô Huế Huế tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

Cầu Trung Đạo là cầu nối từ cửa Ngọ Môn đến sân Đại Triều Nghi. Cầu được xây bằng đá Thanh. Hai đầu cầu có dựng hai Nghi Môn bằng đồng uy nghi. Qua khỏi cầu Trung đạo là sân Đại Triều Nghi rộng trên 3.000m2, cuối sân là Điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa cùng với sân chầu Đại Triều Nghi là địa điểm được dùng để tổ chức các buổi lễ quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, lễ Hưng Quốc khánh niệm, lễ Sách phong Hoàng Thái Tử, lễ Vạn Thọ, lễ tiếp đón sứ thần các nước lớn… và lễ Đại triều thường kỳ 2 lần vào ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch hàng tháng.

NGHI MÔN

Cầu Trung Đạo là cầu nối từ cửa Ngọ Môn đến sân Đại Triều Nghi. Cầu được xây bằng đá Thanh. Hai đầu cầu có dựng hai Nghi Môn bằng đồng uy nghi. Trên thân của bốn cột đồng đúc nổi “Long vân đồng trụ”. Phía trên đỉnh các trụ đồng có những ô hộc trang trí bằng pháp lam (đồng tráng men) rực rỡ với các hình tượng hoa lá, bát bửu rất sinh động. Cả hai mặt Nghi Môn đều có gắn chữ nổi khá lớn: “Chính Trực Đăng Bình” và “Cư Nhân Do Nghĩa” ở mặt Nghi Môn phía Nam; “Cao Minh Du Cửu” và” Trung Hòa Vị Dục” ở mặt Nghi Môn phía Bắc.

Nghi môn và Sân Đại Triều Nghi
Nghi môn và cầu Trung Đạo

SÂN ĐẠI TRIỀU NGHI

Qua khỏi cầu Trung đạo là sân Đại Triều Nghi rộng trên 3.000m2, cuối sân là Điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa cùng với sân chầu Đại Triều Nghi là địa điểm được dùng để tổ chức các buổi lễ quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, lễ Hưng Quốc khánh niệm, lễ Sách phong Hoàng Thái Tử, lễ Vạn Thọ, lễ tiếp đón sứ thần các nước lớn… và lễ Đại triều thường kỳ 2 lần vào ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch hàng tháng.

Nghi môn và Sân Đại Triều Nghi
Nghi môn, sân Đại Triều Nghi và điện Thái Hòa

Sân Đại Triều Nghi khá rộng là nơi các quan đứng chầu trong các buổi thiết Đại triều, sân được chia thành 3 bậc và lát bằng đá Thanh, hai bên sân có dựng hai hàng “Phẩm Sơn” (bia đá nhỏ, trên để rõ phẩm trật để cho các quan xem đó mà sắp hàng cho đúng thứ tự), mỗi phẩm trật có hai hạng chánh và tòng. Hàng phẩm sơn bên trái (nhìn từ trong ra) dành cho các vị quan văn. Hàng phẩm sơn bên phải (nhìn từ trong ra) dành cho các vị quan võ. Nguyên tắc sắp xếp phẩm trật này dựa theo nguyên tắc nhất quán của hệ tư tưởng Nho giáo “tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục”, bên trái luôn là quan trọng nhất. Tầng sân trên cùng dành cho các quan văn, quan võ từ nhất phẩm đến tam phẩm. Tầng sân thứ hai dành cho các quan văn, quan võ từ tứ phẩm trở xuống. Tầng sân dưới cùng gần cầu Trung Đạo là nơi dành cho các kỳ cựu hương lão đến chầu trong những dịp lễ khánh tiết. Hai góc sân thiết đặt hai con Nghê bằng đồng, hai con Nghê này mang ý nghĩa là thái bình, đồng thời nó cũng là một biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm trang giữa chốn triều nghi, ngoài ra còn có ý nghĩa biểu tượng dùng giám sát lòng trung thành của các quan đối với nhà vua.

>>> Xem thêm: Các công trình bên trong Đại Nội Huế

Nguồn: THUYẾT MINH CÁC ĐIỂM THAM QUAN THỪA THIÊN HUẾ – SỞ DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *