Phủ Nội Vụ – Cơ sở hậu cần trực tiếp của nhà vua; ngân khố của triều Nguyễn

Phủ Nội Vụ

Phủ Nội Vụ nằm ở phía Đông Bắc của Hoàng Thành. Phủ Nội Vụ là nơi quản lý, cất giữ, dâng tiến, cấp phát các loại vàng bạc, châu ngọc, gấm vóc, tiền bạc và vật dụng quý phục vụ cho sinh hoạt của hoàng gia và triều đình. Đây là một cơ sở hậu cần trực tiếp của nhà vua, đồng thời là một dạng ngân khố của nhà nước quân chủ cuối cùng ở Việt Nam.

Phủ Nội Vụ
Phủ Nội Vụ

Phủ Nội Vụ nằm ở phía Đông Bắc của Hoàng Thành. Là công trình được xây dựng dưới thời vua Gia Long, công trình này ban đầu có tên gọi là Nội Đồ Gia nằm ở bên trong Tử Cấm Thành. Đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820), Nội Đồ Gia được đổi thành Phủ Nội Vụ. Năm 1837 vua Minh Mạng đã cho dời Phủ Nội Vụ ra khỏi Tử Cấm Thành và đặt tại vị trí hiện nay. Phủ Nội Vụ là nơi quản lý, cất giữ, dâng tiến, cấp phát các loại vàng bạc, châu ngọc, gấm vóc, tiền bạc và vật dụng quý phục vụ cho sinh hoạt của hoàng gia và triều đình. Đây là một cơ sở hậu cần trực tiếp của nhà vua, đồng thời là một dạng ngân khố của nhà nước quân chủ cuối cùng ở Việt Nam.

Phủ Nội Vụ gồm có: sở Chi Thu, sở Nội Tạo và sở Đốc Công. Dưới thời vua Gia Long, Phủ Nội Vụ có 6 kho, đến thời vua Minh Mạng trở đi được nâng lên con số 10 kho gồm: Kho Kim Ngân (vàng bạc), Kho Châu Ngọc, Kho Cẩm Tú (gấm vóc), Kho Trân Ngoạn, Kho Sa Lĩnh, Kho Vật Dụng, Kho Thái Phục (quần áo), Kho Văn Ỷ (tơ lụa), Kho Dược Phẩm (kho thuốc men, hương liệu), Kho Nhạc Khí (đồ diễn tuồng tấu nhạc, múa hát).

Với quy mô rộng lớn, nhưng trải qua nhiều biến cố lịch sử, các công trình ở Phủ Nội Vụ lần lượt bị triệt giải.

Phủ Nội Vụ
Sân Phủ Nội Vụ

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ du khách, trong thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành triển khai một số hoạt động trưng bày và giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống của Huế ở khu vực này. Tại đây du khách vừa tham quan, vừa được trải nghiệm các kỹ thuật truyền thống về cách làm nón, làm trầm hương…; đồng thời có thể chọn mua cho mình những sản phẩm mang dấu ấn riêng của hoàng cung như: Ngự trà Tịnh Tâm liên hoa, Ngự tửu Hoàng triều Ngự tửu…; hay các loại thảo dược làm nên thang thuốc nổi tiếng “Minh Mạng thang”.

Nguồn: THUYẾT MINH CÁC ĐIỂM THAM QUAN THỪA THIÊN HUẾ – SỞ DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *