Bí mật 11 Vạc Đồng của các chúa Nguyễn để lại

Vạc Đồng

Vạc đồng được đúc từ thời các chúa Nguyễn mỗi khi đánh thắng quân Trịnh để làm kỷ niệm chiến thắng. Bao gồm 11 cái tất cả và hiện nay 11 cái vạc này được đặt tại Hoàng cung (7 cái), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (3 cái) và lăng vua Đồng Khánh (1 cái)

Theo sử sách, thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh đã chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài trên 200 năm, mỗi khi chúa Nguyễn chiến thắng chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều cho đúc vạc đồng để kỷ niệm. Mục đích của các chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền, biểu trưng cho sự bền vững của triều đại, đánh dấu những lần chiến thắng quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phương Nam.

Vạc Đồng
Vạc Đồng tại Đại Nội Huế

Từ năm (1631 – 1684) các 1684) các vị chúa Nguyễn đã cho đúc tất cả là 11 cái vạc đồng đặt tại các phủ của chúa ở Phước Yên (1626 – 1636) và Kim Long (1636 – 1687), chứ chưa đem về Phú Xuân. Hiện nay 11 cái vạc này được đặt tại các điểm di tích như bên dưới:

  • Đại Nội Huế: 7 cái
  • Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: 3 cái
  • Lăng vua Đồng Khánh: 1 cái
Vạc Đồng
Vạc Đồng tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế
Vạc Đồng
Vạc Đồng tại lăng vua Đồng Khánh

Tất cả những vạc đồng này có kích thước to lớn, nặng từ vài trăm đến vài ngàn cân. Trong số 11 chiếc vạc này, có 2 chiếc vạc to nhất, nặng nhất được trang trí đẹp nhất, không chỉ của nhà Nguyễn mà của Việt Nam còn lại đến ngày nay, được đặt trước sân của ngôi điện Cần Chánh. Hai vạc đông này đều được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), vạc đồng bên trái đúc năm 1660, nặng 1.552kg; vạc đồng bên phải đúc năm 1662, nặng 1.489kg. Hình dáng và kiến trúc của hai vạc rất giống nhau, đều có quai, chiều cao 1m và đường kính miệng rộng 1,2m. Thân vạc được chia thành 60 ô bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng, mỗi ô đều chạm khắc một cách công phu các hình ảnh động vật, thực vật, đồ vật như: các vì tinh tú, hoa lá, chim thú…

Tất cả các chiếc vạc này đều đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2015.

Hãy theo dõi thêm các bài viết về lịch sử Huế, triều Nguyễn trong chuyên mục Lịch sử Huế của Cố đô Huế tại đây.

Nguồn: THUYẾT MINH CÁC ĐIỂM THAM QUAN THỪA THIÊN HUẾ – SỞ DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *