Kinh thành Huế - Tên gọi, lịch sử, phạm vi và quá trình xây dựng
Kinh thành Huế là tên gọi của vòng ngoài thành ngoài cùng, chu vi hơn 10km. Gồm 10 cửa ra vào (chưa tính cửa ở Trấn Bình Đài và 2 cửa đường thủy. Tổng sẽ là 13 cửa). Ba phía thành Tây, Đông và Bắc mỗi thành có 2 cửa. Riêng thành phía Nam (đường Lê Duẩn và Trần Hưng Đạo) thì có 4 cửa, trong đó 2 cửa sát kỳ đài dành cho hoàng gia. Và cũng được nhiều người Huế ngầm hiểu là vùng đất nằm phía bên trong vòng thành này.
Sơ lược xây dựng Kinh thành Huế
Thời vua Gia Long thì đây là tòa thành bằng đất, sau đó mới được xây lại bằng gạch. Và nó có tên là Kim thành
Tới thời Minh mạng thì không còn gọi là Kim thành nữa, mà chỉ gọi bằng “quách”
Vì tính chất phòng thủ của toà thành này mà nhiều người vẫn hay gọi là Phòng thành. Và bao quanh nó chính là Hộ Thành Hà (Ngoài ra còn có hào ở phía ngoài chân thành)
Sơ lược kiến trúc Kinh thành Huế
Kinh thành Huế được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc Vauban - một dạng kiến trúc phòng thủ quân sự nổi tiếng lúc bấy giờ. Và hoàn toàn do người Việt đứng ra thiết kế, xây dựng. Kiến trúc tổng thể Kinh thành Huế bao gồm: Thân thành, pháo đài, pháo nhãn, phòng lộ, hộ thành hà, thành giai. Ngoài ra còn có các kiến trúc phụ như kho đựng vũ khí, đạn dược
Chu vi vòng thành: 10.571,64 m
Bề dày của thân thành: 21,25 m
Chiều cao của thân thành
Mặt ngoài: 1 trượng 5 thước 2 tấc = 6,46 m
Mặt trong: 9 thước = 3,825 m
Số lượng pháo đài: có tất cả 24 pháo đài gồm 3 loại kích thước lớn, vừa và nhỏ
Số lượng pháo nhãn: trên 24 pháo đài, có tổng cộng 404 pháo nhãn
Số lượng cửa ra vào Kinh Thành Huế
Tính tổng thế Kinh Thành Huế có tất cả 13 cửa ra vào. Bao gồm 11 cửa đường bộ và 02 cửa đường thủy