Cửu Vị Thần Công – Nơi khắc dấu quyền uy của triều đại phong kiến nhà Nguyễn

Cửu Vị Thần Công

Cửu Vị Thần Công là tên gọi của 9 khẩu đại pháo bằng đồng, được đúc dưới thời vua Gia Long năm 1803 và hoàn tất vào tháng 01 năm 1804. Đây là nơi mà du khách sẽ tham quan đầu tiên trước khi vào tham quan Đại Nội Huế.

Cửu Vị Thần Công
Cửu Vị Thần Công (5 khẩu tại Quảng Đức)

Giới thiệu Cửu Vị thần công

Cửu Vị Thần Công là tên gọi của 9 khẩu đại pháo bằng đồng, được đúc dưới thời vua Gia Long năm 1803 và hoàn tất vào tháng 01 năm 1804. Mỗi khẩu dài 5,1m và nặng gần 11 tấn. Một khối lượng đồng lớn thu được từ những vũ khí của nhà Tây Sơn đã được vua Gia Long cho đem nấu chảy, đúc thành 9 khẩu súng lớn, xem như một chiến lợi phẩm tượng trưng cho vương triều mới.

Trên mỗi khẩu thần công được khắc tên theo thứ tự tương ứng với Tứ thời và Ngũ hành. Bốn khẩu bên trái (bên trong cửa Thể Nhơn) có thứ tự từ 1 đến 4 là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Năm khẩu bên phải (bên trong cửa Quảng Đức) có thứ tự từ 5 đến 9 là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm 1816, vua Gia Long đã sắc phong cho cả 9 khẩu đại pháo này danh hiệu “Thần Oai Vô địch Thượng Tướng Quân” (hàm nghĩa: Vị thống lãnh quân đội tối cao uy dũng vô địch ngang hàng với thần linh).

Ngoài giá trị lịch sử, Cửu Vị Thần Công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Từ kỹ thuật đúc đồng nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên thân súng cũng như trên giá súng đều rất điêu luyện và tinh xảo. Đây là những khẩu súng thần công lớn nhất Việt Nam, là một trong những bộ tác phẩm mỹ thuật bằng đồng đạt tới đỉnh cao của nghề đúc đồng Việt Nam ở đầu thế kỷ XIX. Năm 2012, Cửu Vị Thần Công đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Cửu Vị Thần Công
Cửu Vị Thần Công (4 khẩu tại cửa Ngăn)

Thông tin du lịch Cửu Vị Thần Công

Cửu Vị Thần Công nằm ngày trên đường vào mua vé tham quan Đại Nội Huế, hầu hết các công ty lữ hành đều cho khách dừng lại tham quan, chụp ảnh tại đây.
Ngoài ra, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng đã mở cửa cho du khách lên thăm thượng thành phía trên cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn), chính là cửa đặt 4 khẩu thần công Xuân, Hạ, Thu, Đông.  Do đó, sau khi tham quan, chụp hình tại Cửu Vị Thần Công, du khách có thể lên tham quan thượng thành (Lối đi lên ngay cạnh 4 khẩu thần công này).

Cửu Vị Thần Công
Tham quan thượng thành

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các địa danh du lịch nổi tiếng ở Huế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *